Tiêu chuẩn hoá quốc tế – Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng sang EU Cũng như một số thị trường khó tính

  • Tiêu chuẩn là gì?

Tiêu chuẩn là một tài liệu được xây dựng trên cơ sở đồng thuận và được thông qua bởi một cơ quan được thừa nhận, dùng để sử dụng chung và nhiều lần, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của hoạt động hoặc kết quả của chúng, nhằm đạt được mức độ trật tự tốt nhất trong điều kiện quy định. Tiêu chuẩn có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng. Khi một tiêu chuẩn được công bố là bắt buộc thì nó trở thành quy chuẩn kỹ thuật.

Ta có thể hiểu:

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế  xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế  xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Tiêu chuẩn hóa chính là quá trình xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn đã đề ra.

 

Ngày nay, với xu thế chuyên môn hoá và cơ chế thị trường toàn cầu hoá, việc trao đổi hàng hoá thương mại giữa các khu vực, các quốc gia đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việc xu thế mở rộng thị phần toàn cầu không còn phải là việc các công ty, doanh nghiệp sản xuất đưa ra bàn luận, nhưng để thực hiện được việc đưa hàng hoá đến mỗi vùng thị trường mới nhà sản xuất lại phải thực hiện những tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…. Khác nhau do thị trường đó yêu cầu.

  • Thực trạng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU hay một số quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu khó tính:

Hầu hết hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đều chưa được nhận diện thương hiệu do các doanh nghiệp chưa ý thức đúng tầm quan trọng của tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu hay tiêu chuẩn chất lượng. “Bên cạnh đó, chưa trang bị đầy đủ thông tin và tuân thủ những tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu, dẫn đến số lượng hàng hóa bị trả về còn cao. Nguyên nhân nữa đến từ thực trạng hầu hết thành phẩm nông sản Việt Nam phân phối tại thị trường EU đều được đóng mác Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… do Việt Nam xuất nguyên liệu thô qua các nước này”. Theo sự tìm hiểu và tổng hợp dữ liệu thực tế của TanMinhGroup, 99% cà phê nhập khẩu vào châu Âu có nguồn gốc từ Việt Nam, nhưng không mấy người tiêu dùng biết điều đó. Ngoài cà phê, còn có cacao, chè, đồ chơi, giày dép, hàng dệt may…. Người tiêu dùng châu Âu đánh đồng hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc khiến hàng hoá Việt Nam phải chịu nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào những thị trường này và khi các nước nhập khẩu đồng loạt gia tăng những hàng rào kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Thông qua việc phát triển các tiêu chuẩn về thực tiễn nông nghiệp tốt (GAPs), thực tiễn sản xuất tốt, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu các nhà cung cấp phải có giấy chứng nhận chất lượng từ các tổ chức chứng nhận độc lập…các doanh nghiệp xuất khẩu bị siết chặt hơn trách nhiệm về sự an toàn của sản phẩm. Lối thoát cho vấn đề này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần mau chóng tập trung đổi mới dây chuyền công nghệ, chú trọng xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, cần tìm hiểu và cập nhật thường xuyên những thay đổi trong chính sách hàng nhập khẩu của các thị trường đối tác. Tại thị trường châu Âu, có hai tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam cần lưu ý, đó là tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng. Tiêu chuẩn chung là những quy định bắt buộc mà nếu hàng hóa không đạt được ngưỡng này sẽ bị từ chối nhập khẩu, bị trả về, thậm chí cưỡng bức tiêu hủy ngay tại cảng nhập, đồng thời doanh nghiệp bị cấm xuất khẩu vào thị trường này trong một thời gian hoặc vĩnh viễn. Tiêu chuẩn riêng là những quy định mang tính tự nguyện, khuyến khích và “cộng điểm” cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là các quy định về môi trường làm việc quan tâm đến sức khỏe, công bằng cho người lao động, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và phúc lợi động vật (giết nhân đạo, vận chuyển hợp chuẩn…).

Theo đó, xu hướng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU và một số thị trường tiêu chuẩn cao cần đặc biệt lưu ý, đó là tâm lý của người tiêu dùng ở thị trường này sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho hàng hóa được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn, chứng nhận thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với xã hội… thay vì chú trọng giá bán rẻ như trước đây

  • Những tiêu chuẩn TanMinh Group đào tạo chứng nhận:

Như chúng ta đã biết để xuất khẩu hàng hóa, thiết bị vào thị trường EU cũng như một số thị trường khó tính khác thì cần phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn chung cho thị trường này. Dưới đây là 1 số tiêu chuẩn cụ thể doTanMinhGroup đang thực hiện đào tạo chứng nhận:

  • Tiêu chuẩn ISO, tên gọi đầy đủ là International Organization for Standardization (tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế)
  • Tiêu chuẩn CE Marking: Tiêu chuẩn pháp lý dành riêng cho thị trường các nước EU;
  • Tiêu chuẩn EICC – RBA, tên gọi đầy đủ là The Electronic Industry Citizenship Coalition (liên minh các công ty điện tử hàng đầu trên thế giới)
  • Tiêu chuẩn ICTI, tên gọi đầy đủ là International Council of Toy Industries (Hội đồng Quốc tế về nghành công nghiệp đồ chơi)

–          Tiêu chuẩn BSCI, tên gọi đầy đủ là Business Social Compliance Initiative (trách nhiệm xã hội trong kinh doanh)

–          Tư vấn chứng nhận SEDEX – SMETA (cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu)

–          Tiêu chuẩn WRAP, tên đầy đủ là Worldwide Responsible Accredited Production (Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu).

  • Tiêu chuẩn SA8000 là tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động.
  • Tiêu chuẩn BRC tên đầy đủ là British Retailer Consortium (tiêu chuẩn toàn cầu được đưa ra bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc).
  • Tiêu chuẩn GMP, tên đầy đủ là Good Manufacturing Practice (hệ thống đảm bảo các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng).
  • Chứng chỉ FSC, tên đầy đủ là Forest Stewardship Council – là Tổ chức với mục tiêu phát triển & quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới.
  • Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn HACCP, tên đầy đủ là Hazard Analysis and Critical Control Points (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng toàn cầu).
  • Tiêu chuẩn SCAN, tên đầy đủ là The Supplier Compliance Audit Network (Mạng lưới đánh giá sự tuân thủ của nhà cung cấp)
  • Tiêu chuẩn Walmartlà tiêu chuẩn mà khách hàng phải đánh giá liên quan tới 3 lĩnh vực phải tuân thủ : Walmart responsible Sourcing (Nguồn cung ứng trách nhiệm xã hội), Factory Capability  Capacity Audit (FCCA-chất lượng) và Supply Chain Security (SCS).
  • Tiêu chuẩn Disney Fama – Đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc.

Hiệp định EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác. Hiệp định EVFTA giúp Việt Nam cải thiện chất lượng sản phẩm của mình và đón nhận dòng đầu tư từ châu Âu (EU) sang Việt Nam. Nhìn nhận cơ hội không thể bỏ lỡ nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tái thiết, thiết lập chất lượng, hệ thống quản lý sản phẩm lẫn doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường EU.

Trên đây là những thông tin cơ bản ban đầu cần biết về hoạt động xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp của bạn đến với thị trường EU và một số quốc gia khác đầy khó tính. Mọi thắc mắc chi tiết cần tư vấn xin lòng liên hệ Hotline: 19002861 – 0967686911